1. Là một chuyên gia hàng đầu về Y học gia đình và chăm sóc giảm nhẹ đồng thời có kinh nghiệm sâu sắc trong các hoạt động nâng cao năng lực cho ngành Y tế, chị cũng từng là trưởng làng Làng Medtech 2021 và đồng hành cùng Làng Medtech TECHFEST 2022 với vai trò Cố vấn - Ban Giám khảo, vậy theo chị, bức tranh khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ y tế hiện nay như thế nào và viễn cảnh tương lai sẽ ra sao?
Khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ y tế là một vùng đất có vẻ màu mỡ trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi xuất hiện dịch Covid 19 trên toàn thế giới. Con người quan tâm đến sức khỏe của mình hơn và các khái niệm về khám bệnh từ xa, y tế thông minh, đặt khám online, … dần trở nên quen thuộc hơn với mọi người. Cải tiến các phương thức chăm sóc sức khỏe dựa trên các công cụ công nghệ khiến cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng trở nên phong phú và phù hợp hơn với các hoàn cảnh khác nhau. Việc thiết lập và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân cũng cần được đổi mới để thích ứng với những thay đổi của hệ thống quản lý Nhà nước. Covid 19 gây ra sự đứt gãy chuỗi cung ứng dịch vụ y tế, gây giãn cách xã hội thì công nghệ lại là cầu nối liên kết các mối quan hệ trong xã hội với nhau.
Trong bối cảnh hiện tại, các bệnh viện tuyến đầu Việt Nam luôn trong tình trạng quá tải, đây là vấn đề mà công nghệ hoàn toàn có thể góp phần giải quyết, đặc biệt là khi người dùng hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, tránh để bệnh nặng hơn, vô tình gây quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Vì thế, tôi cho rằng Việt Nam như một thị trường chưa được khai phá với nhiều tiềm năng hấp dẫn.
Thêm vào đó, tình trạng dư thừa và thiếu nhân lực là những vấn đề lớn đối vớicác bệnh viện công. Trong khi đó các startup công nghệ y tế luôn tìm cách lấp đầy khoảng trống với các dịch vụ chăm sóc tại nhà và từ xa, đồng thời cải thiện giao tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân qua trực tuyến, tuy nhiên nguồn nhân lực có chuyên môn cao thì hầu như vẫn đang tập trung vào khu vực công và công nghệ sẽ lại là công cụ để hỗ trợ sự thiếu hụt này.
Hiện các startup công nghệ y tế đang dần đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao thì việc khám chữa bệnh tại cơ sở y tế theo cách truyền thống ngày càng gặp phải nhiều bất cập. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ y tế đang dần mang lại nhiều dịch vụ tiện lợi trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các startup y tế.Đã có nhiều start up quan tâm tới hệ thống giám sát tình trạng sức khỏe người bệnh từ xa giúp cho việc theo dõi bệnh nhân tại nhà và tuyến dưới được thuận lợi hơn và có thể kết nối được với các bác sĩ tuyến trên real time. Như vậy trong tương lai, với sự phát triển không ngừng của công nghệ, việc chăm sóc sức khỏe chủ động cho người dân sẽ trở nên chuyên nghiệp và có tính hệ thống hơn ở Việt Nam. Từ đó thay đổi thói quen của người Việt trong việc chăm sóc sức khỏe và tôi cũng hy vọng công nghệ sẽ giúp cho các bác sĩ gia đình VN có thể quản lý hồ sơ sức khỏe của các hộ gia đình được tốt hơn
2. Chị đánh giá như thế nào về quy mô cũng như sức lan tỏa của Làng Công nghệ Y tế và giải pháp sáng tạo Chăm sóc sức khỏe nói riêng và TECHFEST Vietnam 2022 nói chung?
Techfest 2022 đã là một sân chơi đầy thử thách đối với các start up công nghệ y tế, đã có…… start up nộp đơn tham dự cuộc thi và có 5 start up..… lọt vào vòng chung kết của làng với những ý tưởng khá táo bạo và có tính thực tiễn cao. Với tình hình hiện nay, những dự án không có tính thực tiễn sẽ khó để thực hiện. Hơn nữa trong lĩnh vực công nghệ y tế, mọi phát minh sáng chế đều nhằm mục đích phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe con người vì vậy các sản phẩm cần có sự thử nghiệm trên lâm sàng để xác minh tính khả thi của sản phẩm. Làng Medtech đã tạo ra được sức hút đối với những starups có những ý tưởng và sản phẩm tốt, muốn vươn ra biển lớn và muốn có cơ hội hoàn thiện mình tốt hơn, muốn tìm cơ hội cọ xát để học hỏi và trưởng thành để sớm cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Với triết lý “cho đi là còn mãi” các Startups trong làng Medtech đang nỗ lực để mang đến những thành tựu mới cho ngành y tế nước nhà.
Techfest VN 2022 đã khép lại với rất nhiều thành tựu và với sự tham gia của hơn 30 làng công nghệ mang theo hy vọng của một mùa techfest 2023 có nhiều đổi mới và rực rỡ hơn!
3. Mọi người thường nói công nghệ y tế là thị trường ngách, đồng thời gặp phải một số khó khăn hơn so với các lĩnh vực khác. Vậy theo chị, đó là những khó khăn gì và tại sao các nhà khởi nghiệp nên vượt qua những khó khăn đó chọn gia nhập thị trường này?
Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe chưa bao giờ được chú trọng như thời điểm này. Đại dịch Covid đã tàn phá sức khỏe và tính mạng con người, và dù nó đã qua thời kỳ khủng hoảng nhưng dư âm của nó vẫn còn ảnh hưởng đến sức khỏe của rất nhiều người, và vì vậy công nghệ y tế giúp cải thiện phương thức chăm sóc sức khỏe là một thị trường ngách được rất nhiều start up quan tâm. Mặc dù nhu cầu rất dồi dào nhưng đây là một lĩnh vực khó và chi phí đầu tư rất lớn, thời gian thử nghiệm lại dài do đó các nhà đầu tư cần xác định rõ mục tiêu , đối tượng đích và phải xác định đi dài hơi chứ không thể thu về lợi nhuận ngay được. Đầu tư trong lĩnh vực y tế nhanh thì cũng phải 5 năm, và thậm chí phải mất 10 năm mới cân bằng được , vì vậy các nhà khởi nghiệp cần chuẩn bị nguồn vốn đủ để vận hành trong ít nhất 5 năm và cũng cần liên tục đổi mới sáng tạo để chạm tới nhu cầu thực sự của người dùng. Song song với quá trình hoàn thiện và phát triển sản phẩm công nghệ, các Startup còn cần phải educate thị trường để có thể tạo ra ảnh hưởng cho sản phẩm của mình
4. Sau 2 năm đồng hành cùng Làng Công nghệ Y tế, chị nhận thấy những vấn đề gì còn tồn tại ở các startups nói chung trong lĩnh vực này và chị có những kỳ vọng gì cho Làng Công nghệ Y tế trong năm 2023 sắp tới?
Tôi bắt đầu tham gia vào Techfest với vai trò là trưởng làng Công nghệ y tế và đổi mới sáng tạo trong Chăm sóc sức khỏe từ năm 2021. Đúng vào năm mà dịch Covid bùng phát ở VN và mọi hoạt động của Làng đều phải thực hiện trực tuyến, kể cả cuộc thi của các start up. Tuy nhiên không vì thế mà bớt đi tính nóng bỏng của các sự kiện, bởi cũng đúng vào lúc mà sức khỏe của cộng đồng đang bị đe dọa. Và đây cũng chính là dịp để các start up về lĩnh vực y tế bùng nổ khắp nơi trên toàn Thế giới, nó nóng đến mức không kịp kiểm chứng đầy đủ và đúng mực và vì vậy mà nhiều sản phẩm công nghệ được tạo ra nhưng chỉ tung ra thị trường được trong một thời gian ngắn.
Bước sang năm 2022, chúng ta đã sống chung cùng Covid và các hoạt động được trở lại bình thường. Cuộc thi cũng đã được tổ chức suôn sẻ và lựa chọn được 5 ứng viên vào vòng chung kết của Làng. Nhìn chung, phần lớn các Start Up lựa chọn những công nghệ kết nối thông tin từ người bệnh tới các bác sĩ như các thiết bị đeo, giúp cho bác sĩ có thể khám bệnh từ xa, hoặc một vài công nghệ trợ giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh và mỗi startup chỉ làm được 1 phần rất nhỏ trong hệ thống y tế do đó việc gọi vốn cũng gặp khá nhiều khó khăn. Để có thể phát huy được hết năng lực của các start up , nên chăng chúng ta tạo ra 1 vườn ươm để ươm tạo những chồi non mới và định hướng để họ có thể đi nhanh tới đích hơn trong năm 2023. Về phía Ban tổ chức Techfest, chúng tôi cũng mong nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn và sát thực hơn từ BTC và nếu như Techfest có một Hội đồng cố vấn với đầy đủ các chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực của các làng thì sẽ phát huy được tối ưu hơn các thế mạnh của làng.
댓글