'Mang tiếng sống chung nhà, nhưng con cháu đi làm, đi học cả ngày, tôi muốn nói chuyện cũng chẳng được, các thế hệ chỉ đang chịu đựng lẫn nhau'.
Lòng hiếu thảo là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta và luôn được gìn giữ và phát huy từ xưa đến nay, lòng hiếu thảo được thể hiện qua sự quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng, hiếu kính với ông bà và cha mẹ. Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, quan điểm về lòng hiếu thảo đang dần thay đổi và nên được chuyển biến theo hướng tích cực hơn để phù hợp với mỗi hoàn cảnh.
1. Cha mẹ không chăm mà đưa vào viện dưỡng lão
Chính vì tư tưởng truyền thống cha mẹ già thì con cái phải phụng dưỡng. Người cao tuổi thì phải sống quây quần bên gia đình, con cháu thì mới vui vẻ, hạnh phúc. Thế nên, việc đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão, với nhiều người, là hành động bất kính và vô ơn. Áp lực dư luận xã hội với vấn đề này cũng khá nặng nề khiến đôi khi trở thành rào cản ngăn con cái đưa cha mẹ vào hoặc ngăn cản cha mẹ muốn vào. Điều đó cũng gây ra các áp lực cho Người cao tuổi như:
Áp lực tâm lý: Không có con cháu bên cạnh, khiến họ buồn chán, sống lủi thủi, cô đơn một mình. Do không có người chăm sóc, trò chuyện.
Áp lực về sức khỏe: Người cao tuổi hiện nay có nguy cơ mắc nhiều bệnh. Nếu không được chăm sóc, kiểm tra sức khỏe thường xuyên sẽ rất khó phát hiện bệnh kịp thời và chữa trị.
2. Lòng hiếu thảo trong bối cảnh mới
Trong xã hội hiện đại, nhịp sống hối hả, bận rộn khiến nhiều người con không thể dành toàn bộ thời gian cho cha mẹ như trước đây. Việc ở bên cạnh chăm sóc cha mẹ hàng ngày đôi khi trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là khi con cái có gia đình riêng, con nhỏ hoặc phải làm việc xa nhà, người già ở nhà cả ngày chỉ có thể xoay quanh trong bốn bức tường và gia đình không có thời gian ở bên chăm sóc, đặc biệt là những người cao tuổi mắc hội chứng khiếm dụng (hoặc suy giảm chức năng) .
Nhiều gia đình đưa ra giải pháp là đưa người cao tuổi vào viện dưỡng lão và điều này có lẽ sẽ vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ xã hội. Nhưng ý kiến ấy liệu có hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp?
Bác sĩ Dương đã từng chia sẻ rằng: “Đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão không phải tôi không muốn chăm sóc hay bỏ bê họ, mà là tôi muốn tìm một nơi bố mẹ tôi được thấu hiểu hơn, tìm những người có khả năng, có chuyên môn để có thể chăm sóc bố mẹ tốt hơn. Tôi cũng đi làm vất vả để giúp bố mẹ tôi có được điều kiện sống và chăm sóc tốt nhất có thể.”
3. Những trường hợp nên đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão
Khi ông bà, cha mẹ đang gặp phải các vấn đề dưới đây thì bạn nên đưa vào họ vào viện dưỡng lão để được chăm sóc tốt nhất khi bạn quá bận rộn:
Người cao tuổi có thần kinh không ổn định, hay đi lang thang, dễ bị lạc
Người già có sức khỏe yếu, không tự chăm sóc các sinh hoạt hàng ngày cho bản thân, đi lại khó khăn.
Người già bị bệnh huyết áp, rối loạn nhịp tim,… cần có bác sĩ điều trị, theo dõi hàng ngày.
Người cao tuổi bị chứng mất trí nhớ.
Gia đình không có thời gian chăm sóc hàng ngày cho người già.
4. Lời kết
Trên thực tế, hiện nay có nhiều người cao tuổi còn khỏe mạnh, minh mẫn và không muốn phụ thuộc vào con cái vẫn tự chủ động tìm tới các viện dưỡng lão để được gặp gỡ, giao lưu với những người cao tuổi khác cũng như nhận được sự chăm sóc ý tế chu đáo.
Phải khẳng định, mô hình viện dưỡng lão là một giải pháp, xu hướng tất yếu của xã hội. Hiện nay, ngày càng có nhiều mô hình viện dưỡng lão có hình thức bán trú sáng đến, chiều về hoặc chăm sóc dài hạn tuỳ theo nhu cầu và điều kiện của từng gia đình. Tuy nhiên, cần nhớ rằng đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão không đồng nghĩa với việc đẩy trách nhiệm cho xã hội.
Comentarios